VN-Index rớt dưới 1.100 điểm
Chốt phiên hôm qua (18.12),ứngkhoánliêntụcgiảmliệuđãđếnlúcđầutưmoto88 thị trường chứng khoán (TTCK) VN chìm trong sắc đỏ. VN-Index giảm 10,42 điểm, tương ứng giảm 0,95%, xuống còn 1.091,88 điểm; HNX-Index giảm 1,29 điểm xuống 225,73 điểm và UPCoM-Index giảm 0,17 điểm còn 84,88 điểm.
Thị trường liên tục giảm trong các phiên vừa qua đưa VN-Index quay đầu xuống dưới mức 1.100 điểm. Nếu so với đầu năm nay, VN-Index vẫn còn tăng được hơn 8% nhưng nhiều cổ phiếu (CP) thì thấp hơn do giảm mạnh. Nếu so với TTCK nhiều nước đã có sự gia tăng khá mạnh gần đây, nhất là TTCK Mỹ liên tiếp lập kỷ lục mới trong tuần qua, thì mức tăng của VN-Index quá thấp. Hơn nữa, hàng loạt CP giảm giá vẫn chưa thể hồi phục khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) thua lỗ. Những điều đó khiến không ít NĐT cá nhân nản lòng, không giao dịch, thậm chí rời bỏ thị trường.
Theo chị Thu Thanh (TP.HCM), đã hơn 4 tháng qua chị chưa mở xem tài khoản như thế nào vì "chán". Thị trường ảm đạm, CP tăng nhẹ rồi giảm. "Lâu lâu nhìn thử bảng điện tử thấy VN-Index cũng chỉ quanh quẩn ở vùng dưới 1.100 điểm. Các CP từ giá cao đến trung bình hay thấp đều lình xình, giao dịch nhìn uể oải thấy mà nản. Lúc này mà giao dịch ngắn hạn, lướt sóng thì hầu như chỉ có lỗ nên tôi tạm ngưng chờ xem hết năm như thế nào sẽ tính tiếp", chị Thu Thanh chia sẻ.
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính Marketing, cho rằng áp lực bán ròng liên tục gần đây của khối ngoại khiến tâm lý NĐT trong nước bị tác động mạnh. Từ đó nhiều người cũng chùn tay, giao dịch thận trọng hoặc chỉ đứng ngoài quan sát. Trong đó, các mã CP blue-chip vốn được xem là "trụ cột" của thị trường từ bất động sản, tiêu dùng hay ngân hàng cũng bị khối ngoại bán mạnh nên không có cơ hội đi lên. Ngoài khó khăn của thị trường bất động sản khiến CP ngành này chưa hồi phục, các doanh nghiệp bán lẻ cũng gian nan khi doanh thu và lợi nhuận lao dốc, như câu chuyện của Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động và một số doanh nghiệp cùng ngành. Hoặc như nhiều công ty xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp, dệt may… cũng chưa thể hồi phục về đơn hàng và dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2023 ở mức thấp.
Tôi tin rằng kinh tế VN trong năm 2024 sẽ tăng trưởng cao hơn năm nay. Tuy nhiên đối với TTCK thì thường sẽ không có chuyện tất cả CP cùng tăng. Vì vậy NĐT vẫn phải thận trọng khi lựa chọn CP để đầu tư. Thị trường lúc này đang lình xình và giảm là cơ hội cho NĐT mua vào để đầu tư trung và dài hạn, từ 6 tháng trở lên.
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính MarketingThế nhưng về mặt vĩ mô thì sang năm 2024, kinh tế thế giới cũng như trong nước ổn định và theo hướng phục hồi tốt hơn năm nay. Có nhiều yếu tố tích cực sẽ hỗ trợ TTCK trong nước tăng cao hơn. Chẳng hạn, kinh tế thế giới từng bước hồi phục, nhất là thị trường Mỹ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra dự kiến sẽ có 3 đợt giảm lãi suất trong năm tới. Từ đó lãi suất sẽ giảm, chi phí tiêu dùng thấp hơn sẽ kéo theo nhu cầu chi tiêu gia tăng. Đó sẽ là điều kiện giúp các đơn hàng xuất khẩu của VN như dệt may, da giày, thủy sản cũng sẽ nhiều hơn. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang đổ vào VN và tiếp tục gia tăng trong bối cảnh lãi suất ở Mỹ xuống thấp sẽ thúc đẩy ngành bất động sản, công nghiệp phát triển…
Quyết tâm nâng hạng TTCK sẽ giúp CP đi lên
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng TTCK từ nay đến cuối năm sẽ chưa có nhiều biến động và giữ xu hướng đi ngang là chính. Nhưng trong năm 2024, khi Fed bắt đầu giảm lãi suất thì sẽ tác động tích cực hơn đến TTCK Mỹ nói chung và cả toàn cầu, trong đó có VN. Bởi giá CP luôn đi ngược với lãi suất, khi lãi suất giảm thì giá CP thường sẽ tăng. Thời điểm hiện nay là lúc NĐT có cơ hội để mua vào đón đầu cho xu hướng hồi phục trong năm 2024. Tuy nhiên, không phải tất cả CP nào cũng sẽ tăng mà còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động của từng công ty. Bản thân NĐT vẫn cần phải tìm hiểu, chọn lọc CP của những doanh nghiệp sẽ có cơ hội đón được xu hướng tăng trưởng trở lại của nền kinh tế nói chung.
TS Nguyễn Văn Thuận phân tích thêm, ngoài các yếu tố tích cực như kinh tế vĩ mô của thế giới và trong nước đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đường phục hồi, quyết tâm của Chính phủ nâng hạng TTCK VN từ thị trường mới nổi lên cận biên trong năm 2024 hoặc chậm nhất vào năm 2025 là yếu tố quan trọng đối với thị trường. Điều này tạo ra được niềm tin cho các NĐT trong và ngoài nước về xu hướng phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
"Tôi tin rằng kinh tế VN trong năm 2024 sẽ tăng trưởng cao hơn năm nay. Bản thân nhiều doanh nghiệp cũng có sự phục hồi và phát triển hơn. Tuy nhiên đối với TTCK thì thường sẽ không có chuyện tất cả CP cùng tăng. Vì vậy NĐT vẫn phải thận trọng khi lựa chọn CP để đầu tư. Thị trường lúc này đang lình xình và giảm là cơ hội cho NĐT mua vào để đầu tư trung và dài hạn, từ 6 tháng trở lên", TS Nguyễn Văn Thuận nhận định.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á, cũng tỏ ra lạc quan khi cho rằng sang năm 2024, sẽ có nhiều yếu tố tích cực cho TTCK trong nước. Đó là việc lãi suất trong nước vẫn ở mức thấp và thậm chí còn khả năng tiếp tục giảm sau khi Mỹ hạ lãi suất. Dòng vốn của nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư tại Mỹ sẽ có xu hướng chuyển sang đầu tư ở các thị trường mới nổi như trước đây.
Nhiều ngành nghề đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, và khi kinh tế thế giới khởi sắc sẽ khiến hoạt động của các công ty xuất khẩu tăng trưởng trở lại. Điều đó cũng kéo theo nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ trong nước đi lên. Hay nhiều dự án đầu tư công của nhà nước thời gian qua cũng bắt đầu được đưa vào sử dụng, tạo ra hiệu quả kích thích giúp kinh tế tăng trưởng.
Đặc biệt và trực tiếp nhất, theo ông Tuấn, là quyết tâm của Chính phủ để nâng hạng TTCK trong năm tới sẽ là yếu tố giúp thị trường "bùng nổ". Hơn nữa, TTCK luôn là tín hiệu đi trước các số liệu về kinh tế vĩ mô nên hiện nay là thời điểm thích hợp để NĐT xem xét mua vào CP. Nếu NĐT đợi đến khi có số liệu rõ ràng thì đã chậm chân.
Thủ tướng yêu cầu nâng hạng TTCK
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1360 về việc tăng cường các giải pháp thúc đẩy TTCK phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.
Theo Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 86/NQ-CP. Phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; tạo điều kiện hỗ trợ TTCK phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế. Đặc biệt, chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết để nâng hạng TTCK VN từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư tổ chức.